
Theo Hướng dẫn 63-HD/BCĐTW, các hành vi gây lãng phí cần tập trung chỉ đạo phòng, chống được chia thành ba nhóm chính:
(1) – Hành vi vi phạm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, gây lãng phí như
– Thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, quản lý dẫn đến lãng phí tài chính công và tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có vốn nhà nước.
– Chỉ đạo hoặc thực hiện trái quy định, không rõ ràng hoặc không nhất quán, dẫn đến lãng phí tài chính công và tài sản công…
(2) – Hành vi gây lãng phí liên quan đến xây dựng, ban hành thể chế về quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, gồm:
Lãnh đạo, chỉ đạo, tham mưu hoặc ban hành các văn bản về quản lý tài chính công, tài sản công trái với quy định của Đảng và pháp luật, dẫn đến lãng phí.
Chậm ban hành hoặc cố ý không ban hành các văn bản liên quan đến quản lý tài chính công và tài sản công, gây thiếu minh bạch, lãng phí tài nguyên….
(3) – Hành vi gây lãng phí trong quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước như:
– Lập, thẩm định, phê duyệt và phân bổ ngân sách không đúng quy định về thẩm quyền, trình tự, nội dung, thời gian, đối tượng, hoặc vượt mức tiêu chuẩn, gây lãng phí ngân sách.
– Sử dụng ngân sách sai mục đích hoặc vượt định mức, tiêu chuẩn không đúng như đã phê duyệt, hoặc trì hoãn chi ngân sách dù các điều kiện chi đã được đảm bảo…
Ngoài ra còn có các nhóm hành vi:
(4) – Hành vi gây lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; đầu tư xây dựng, mua sắm, quản lý sử dụng tài sản công
(5) – Hành vi gây lãng phí trong quản lý, khai thác, sử dụng đất đai và các tài nguyên khác
(6) – Hành vi gây lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn Nhà nước trong dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP); vốn Nhà nước tại doanh nghiệp