Hướng dẫn mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị và nông thôn

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ban hành Công văn 1760/BNNMT-MT, nhằm hướng dẫn mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các khu vực đô thị và nông thôn.

Theo đó, về mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị và nông thôn nêu tại Công văn 1760/BNNMT-MT (ban hành ngày 06/5/2025) như sau:

(1) Mô hình xử lý chất thải tại đô thị

Tại đô thị và khu dân cư tập trung, các mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt có thể được lựa chọn như sau:

– Xử lý tập trung cấp tỉnh: Phù hợp với các khu vực có khối lượng thu gom lớn, xử lý cho từ hai phường, xã đồng bằng trở lên.

– Xử lý tập trung cấp xã: Áp dụng cho một phường hoặc xã đồng bằng tại một địa điểm xử lý.

– Xử lý phân tán tại hộ gia đình: Phù hợp với quy mô hộ gia đình hoặc từ hai hộ gia đình trở lên.

(2) Mô hình xử lý chất thải tại nông thôn

Tại khu vực nông thôn, đặc biệt là xã miền núi và vùng cao, các mô hình ưu tiên lựa chọn bao gồm:

– Xử lý phân tán tại hộ gia đình: Khuyến khích áp dụng tại các hộ gia đình có quỹ đất lớn và nhu cầu sử dụng chất thải thực phẩm làm thức ăn chăn nuôi.

– Xử lý tập trung cấp xã hoặc liên xã: Phù hợp với các khu vực có mật độ dân cư thấp và điều kiện giao thông khó khăn.

Hướng dẫn mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị và nông thôn
Hướng dẫn mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị và nông thôn (Ảnh minh họa)

Các tiêu chí lựa chọn mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt gồm:

window.googletag=window.googletag||{cmd:[]};googletag.cmd.push(function(){googletag.defineSlot(‘/21622890900,89928475/VN_luatvietnam.vn_pc_article_mid1_300x250//336×280′,[[336,280],[300,250]],’aa_pc_article_mid1’).addService(googletag.pubads());googletag.enableServices();googletag.display(‘aa_pc_article_mid1’);});

Một là khối lượng chất thải rắn sinh hoạt thu gom và vận chuyển:

Việc lựa chọn mô hình phải căn cứ vào khối lượng chất thải đã được phân loại và thu gom tại từng địa phương. Địa phương có khối lượng thu gom lớn sẽ thuận lợi hơn trong việc lựa chọn mô hình xử lý phù hợp.

Hai là địa bàn phát sinh chất thải:

– Đô thị, khu dân cư tập trung (phường, xã đồng bằng): Thường có khối lượng chất thải lớn và dễ thu gom.

– Nông thôn (xã vùng núi, vùng cao) và đặc khu: Thường có mật độ dân cư thấp, giao thông khó khăn, chi phí thu gom cao, cần các giải pháp xử lý phân tán tại hộ gia đình.

Và thứ ba là phương pháp xử lý chất thải:

04 phương pháp xử lý phù hợp phù thuộc vào mỗi loại chất thải, gồm:

– Tái chế và tái sử dụng: Phân loại chất thải như giấy, nhựa, kim loại, thủy tinh.

– Chất thải thực phẩm: Có thể tái sử dụng làm thức ăn chăn nuôi hoặc chế biến thành phân hữu cơ.

– Chất thải nguy hại: Cần được chuyển giao cho cơ sở xử lý chất thải nguy hại đã được cấp phép.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *