Mở đợt cao điểm toàn quốc chống buôn lậu, hàng giả từ ngày 15/5 đến 15/6/2025

Ngày 13/5/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện 65/CĐ-TTg về mở đợt cao điểm toàn quốc đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Công điện 65/CĐ-TTg xác định rõ mục tiêu là đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới chấm dứt tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, góp phần phục vụ phát triển kinh tế bền vững, bảo vệ sức khỏe và quyền lợi hợp pháp của người dân và doanh nghiệp.

Tại, Công điện 65/CĐ-TTg, Thủ tướng nêu nhiệm vụ cụ thể của các bộ, ngành, địa phương

1. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên

Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và chính quyền các cấp trong việc vận động đoàn viên, hội viên tham gia đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

2. Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương

Chỉ đạo các cấp ủy đảng, huy động cả hệ thống chính trị địa phương tham gia công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

cao điểm toàn quốc chống buôn lậu, hàng giả từ ngày 15/5 đến 15/6/2025
Mở đợt cao điểm toàn quốc chống buôn lậu, hàng giả từ ngày 15/5 đến 15/6/2025 (Ảnh minh họa)

3. Mở đợt cao điểm toàn quốc

window.googletag=window.googletag||{cmd:[]};googletag.cmd.push(function(){googletag.defineSlot(‘/21622890900,89928475/VN_luatvietnam.vn_pc_article_mid1_300x250//336×280′,[[336,280],[300,250]],’aa_pc_article_mid1’).addService(googletag.pubads());googletag.enableServices();googletag.display(‘aa_pc_article_mid1’);});

– Thời gian thực hiện: từ ngày 15/5 đến hết ngày 15/6/2025, sau đó tiến hành sơ kết, đánh giá.

– Thành lập Tổ công tác do Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn – Trưởng Ban chỉ đạo 389 quốc gia – làm Tổ trưởng.

– Thành phần Tổ công tác: lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Công an, Quốc phòng, Tài chính, Công Thương, Y tế, Nông nghiệp và Môi trường, Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ, cùng các cơ quan thông tấn, báo chí và Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.

Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành. Đối với Bộ Công an:

– Chỉ đạo lực lượng Công an toàn quốc phối hợp với các lực lượng chức năng tập trung nhận diện tổ chức, cá nhân nghi vấn, có dấu hiệu vi phạm như buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm sở hữu trí tuệ.

– Triển khai các biện pháp nghiệp vụ đấu tranh, xử lý hình sự nghiêm khắc các tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng nhằm răn đe, cảnh tỉnh.

– Phối hợp với cơ quan tư pháp, cơ quan giám định tổ chức điều tra, xử lý triệt để các vụ án trong đợt cao điểm, không để kéo dài.

– Làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong quản lý, kiểm định, cấp phép, kiểm soát xuất nhập khẩu, lưu thông hàng hóa…; xử lý nghiêm hành vi tham nhũng, tiêu cực nếu có theo nguyên tắc:

“Xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”;
“Không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.

– Đánh giá nguyên nhân, điều kiện phạm tội; chỉ ra sơ hở, bất cập trong pháp luật hoặc cơ chế quản lý mà các đối tượng lợi dụng để hoạt động vi phạm.

– Tham mưu, kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt là các nội dung liên quan đến Bộ luật Hình sự sửa đổi.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *