Về tổ chức chính quyền, tại Hướng dẫn 09-HD/TU nêu rõ, chính quyền địa phương ở các xã, phường có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Cụ thể:
(1) Hội đồng nhân dân:
– Số lượng đại biểu HĐND: Thực hiện theo quy định của pháp luật.
– Lãnh đạo HĐND gồm Chủ tịch (kiêm nhiệm), 01 Phó Chủ tịch (chuyên trách).
Thành lập hai ban HĐND: Ban Kinh tế-Xã hội và Ban Pháp chế, lãnh đạo của mỗi ban có Trưởng ban (kiêm nhiệm), 01 Phó Trưởng ban (chuyên trách).
(2) Ủy ban nhân dân:
– Thành viên Ủy ban nhân dân: Thực hiện theo quy định của pháp luật.
– Lãnh đạo UBND gồm Chủ tịch (chuyên trách), 02 Phó Chủ tịch (01 kiêm nhiệm chức danh Chánh Văn phòng HĐND và UBND; 01 kiêm nhiệm chức danh Giám đốc Trung tâm phục vụ hành chính công (tổ chức hành chính khác thuộc UBND cấp xã)).
Đối với đơn vị hành chính cấp xã giữ nguyên (không sắp xếp) và không tổ chức các phòng chuyên môn thì có thể bố trí tăng thêm 01 Phó chủ tịch.

Thành lập tối đa 04 phòng chuyên môn và tương đương gồm:
- Văn phòng HĐND và UBND;
- Phòng Kinh tế (đối với xã) hoặc Phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị (đối với phường);
- Phòng Văn hóa – xã hội;
- Trung tâm phục vụ hành chính công (tổ chức hành chính khác thuộc UBND cấp xã). Mỗi phòng chuyên môn bố trí Trưởng phòng (chuyên trách hoặc Phó chủ tịch UBND kiêm nhiệm) và có 01 cấp phó (chuyên trách).
Trường hợp tổ chức dưới 03 đầu mối thì có thể bố trí tăng thêm 01 Phó Chủ tịch UBND.
– Đối với trường hợp 01 đơn vị hành chính cấp xã giữ nguyên (không sắp xếp) thì căn cứ điều kiện thực tế để xem xét quyết định số lượng cơ quan chuyên môn hoặc không tổ chức phòng chuyên môn và bố trí tăng thêm 01 Phó Chủ tịch UBND.
(3) Mặt trận Tổ quốc (gồm tổ chức chính trị – xã hội, hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ): Thực hiện theo Điều lệ Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội và Nghị định của Chính phủ và đề án riêng của Ban Thường vụ Thành ủy.