Đây là năm đầu tiên các kỳ thi được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đồng thời phải tổ chức cho cả học sinh theo chương trình 2006, diễn ra trong bối cảnh có nhiều thay đổi về tổ chức bộ máy chính quyền địa phương và hệ thống thanh tra.

Tại Công điện 58/CĐ-TTg, Thủ tướng đã chỉ đạo thực hiện các nhóm nhiệm vụ trọng tâm như sau:
(1) Tổ chức đồng bộ, hiệu quả, bảo đảm an toàn, khách quan
Các bộ, ngành, địa phương triển khai nghiêm túc các nhiệm vụ theo Chỉ thị 37/CT-TTg, bảo đảm kỳ thi và tuyển sinh đầu cấp nghiêm túc, khách quan, thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh và cơ sở giáo dục.
(2) Bí thư, Chủ tịch UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm toàn diện
Chỉ đạo xây dựng kế hoạch chi tiết với tinh thần “6 rõ”: rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền, rõ thời gian, rõ kết quả.
Phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục; xây dựng phương án dự phòng, không để xảy ra điểm “mù” trách nhiệm trong bất kỳ khâu nào của kỳ thi.
(3) Thanh tra tỉnh phải chủ động phương án kiểm tra
– Kiểm tra toàn diện, không để xảy ra sai phạm trong phân công trách nhiệm;
– Đảm bảo thanh tra hiệu quả nhưng không gây cản trở hoạt động tổ chức thi.
(4) Bộ Giáo dục và Đào tạo giữ vai trò chủ trì, hướng dẫn xuyên suốt việc:
– Rà soát văn bản, hướng dẫn cụ thể cho địa phương;
– Chủ động tháo gỡ vướng mắc, xử lý tình huống phát sinh;
– Tập trung kiểm soát chặt đề thi, đảm bảo chính xác, an toàn, phân hóa hợp lý;
– Làm tốt công tác truyền thông để xã hội hiểu đúng và đồng thuận cao.
(5) Bộ Công an đảm bảo an ninh tuyệt đối
– Phối hợp với ngành Giáo dục xây dựng phương án đảm bảo an toàn kỳ thi từ trung ương đến địa phương;
– Chủ động phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi gian lận công nghệ cao.
Bên cạnh đó, Thanh tra Chính phủ phối hợp bảo đảm đúng quy định, tránh chồng chéo, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tổ chức kỳ thi.
Bộ Y tế đảm bảo y tế cho kỳ thi thông qua việ xây dựng phương án về vệ sinh, an toàn thực phẩm, bố trí đầy đủ vật tư y tế; Đảm bảo sức khỏe cho thí sinh, giáo viên, cán bộ coi thi…